I. LỜI GIỚI THIỆU
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại thôn An Mỹ , xã Bình An , huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Cuộc đời và sự nghiệp: Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu La,trường THPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Chu Trinh . Từ1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS Bình Tây (Quận 6) từ năm 1983-1985. Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,... Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984).[1] Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻhạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam. Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy... Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô. Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008. Năm 2012, Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ. Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (6/2013), Chúc một ngày tốt lành(3/2014), Bảy bước tới mùa hè (3/2015) và Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (xuất bản ngày 28 tháng 2 năm 2016). ( Trích từ Wikipedia) Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi nhất là Nguyễn Nhật Ánh, đoạt nhiều giải thưởng văn chương là Nguyễn Nhật Ánh, người có sách bán chạy nhất là Nguyễn Nhật Ánh, có sách chuyển thể thành phim là Nguyễn Nhật Ánh, sách được dịch sang nước ngoài cũng là Nguyễn Nhật Ánh. Hơn 30 năm cần mẫn trên từng trang sách như con ong chăm chỉ, với hơn 100 tác phẩm, không thể kể hết những đóng góp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho nền văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Người đánh thức tuổi thơ Nhà thơ Lê Minh Quốc từng nói: “Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng làm văn học sử có thể nhớ đến người này và quên béng người kia, có thể chọn người này và bỏ sót người kia nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể, dù cố tình hoặc vô tâm”. Chẳng riêng giới chuyên môn, hầu hết người đọc Việt Nam khi nói đến nhà văn cũng khó mà không nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh! Anh là nhà văn hiếm hoi “nhẵn” tên và “nhẵn” cả mặt với độc giả. Riêng trẻ em, nghe đâu để chứng tỏ ta đây là người sành đọc truyện thiếu nhi thì phải chứng minh được đã đọc ít nhất vài ba truyện của Nguyễn Nhật Ánh. (Trích bài viết từ bài báo Người lao động) Sau đây, Thư viện Trường THCS Nguyễn Trãi xin giới thiệu một số truyện của Nguyễn Nhật Ánh có trong thư viện để độc giả tham khảo và tìm đọc.
“TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH”
Nếu chúng ta từng có tuổi thơ với những ngày hè mộng mơ bên trang sách dang dở của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hay từng lớn lên từ những miền quê Việt Nam thanh bình thì chắc hẳn chúng ta sẽ không thể bỏ qua cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – tác phẩm được giải thưởng văn học ASEAN năm 2010 của Nguyễn Nhật Ánh. Quyển sách đã gây sốt trở lại khi được đạo diễn Victo Vũ chuyển thể thành bộ phim với tựa đề được giữ nguyên
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là 1 cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam ngày 9/12/2010. Đây là một trong các truyện dài của ông, ra đời sau “Đảo mộng mơ” và “Lá nằm trong lá”. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một trong những quyển sách Việt Nam bán chạy nhất năm 2010 đến bây giờ. Tổng số bản in lên đến hơn 20.000 bản.
Câu chuyện là những trang nhật ký xoay quanh cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều - 13 tuổi. Thiều sống ở một vùng quê nghèo, cùng với một người em trai tên Tường - một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, trong thâm tâm mình cậu rất thương em mình và là một người hào hiệp. Truyện cũng mở ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân và những người bạn cùng lớp. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận – cô bé xinh xắn, học chung lớp nhưng hơn cậu một tuổi. Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết của Tường và Mận khiến cho cơn ghen tức trong Thiều tăng theo thời gian. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả như đói kém, mất mùa; Cùng lúc đó sự hẹp hòi và đố kỵ trong Thiều nhiều đến mức khiến cho em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi Tường ngồi dậy được và kể về một nàng công chúa chơi thân với Tường khiến Tường có động lực hồi phục. Công chúa ấy thật ra là Nhi – con của một người mổ lợn trong làng, có vấn đề về thần kinh nên tự nhận mình là công chúa. Sự nôn nóng được gặp Nhi thôi thúc Tường tập đi lại. Khi hai anh em thấy Nhi bị bắt nạt, Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân của mình để bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nhờ đó mà cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.
Đây là câu chuyện cổ tích về tuổi thơ, tình anh em, về tình bạn giữa cuộc sống xô bồ, vội vã. Nó giống như những bông hoa vàng trên bãi cỏ xanh rộng lớn để rồi khi gấp trang sách lại, ta khẽ mỉm cười, chợt nhận ra có cái gì đó nảy nở trong lòng. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa ra nhân vật phản diện vào tác phẩm của mình. Sự đố kỵ, hung hang của Sơn khi cố giành bé Mận từ tay Thiều. Bé Nhi chính là yếu tố làm cho câu chuyện liền mạch, tình cảm của các cô, cậu bé cũng gắn bó hơn bao giờ. Đối với những độc giả trung thành của nhà văn thì đây là tác phẩm có nét độc đáo so với các tác phẩm trước. Nguyễn Nhật Ánh trong một lần trả lời phỏng vấn đã chia sẻ: “Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh, tôi luôn luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Khi ấy là khi tôi nhận ra mình đã ở quá xa sân ga tuổi thơ và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng lại gần.”. Cuốn sách“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” không chỉ là cuốn sách chỉ để đọc một lần, thi thoảng chúng ta mở vài trang rồi gấp lại để khiến tâm hồn thêm chút thư thái, thảnh thơi giữa cuộc sống vội vã. Trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Nguyễn Nhật Ánh viết rằng: “Cuốn sách này không dành cho trẻ em nhưng viết cho những ai từng là trẻ em”. Và ở cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng vậy, cuốn sách không chỉ dành cho thiếu nhi mà dành cho ai từng có một tuổi thơ.
“Mắt Biếc” là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dưới góc nhìn của Ngạn – chàng trai xuất thân từ ngôi làng Đo Đo nghèo khó và đem lòng yêu cô gái “Mắt Biếc” xinh đẹp của làng Đo Đo cả nửa đời người. Tiêu đề “Mắt Biếc” chỉ vẻn vẹn hai chữ nhưng đã mở ra rất nhiều cung bậc cảm xúc chỉ độc giả bởi ai cũng biết mắt biếc là một đôi mắt đẹp nhưng lại mang nét buồn. Tiêu đề ấy phần nào cũng gợi lên một cốt truyện có nội dung phảng phất nỗi buồn.
“Uống nhầm một ánh mắt, cơn say theo cả đời
Thương thầm một nụ cười, cả một đời phiêu lãng”
Câu thơ trên của nhà thơ Thục Linh có lẽ viết ra là dành cho Ngạn. Bởi vì say đắm trước vẻ đẹp của đôi mắt ấy, mà ngay từ nhỏ, Ngạn đã bất chấp mọi thứ để bảo vệ Hà Lan và làm Hà Lan vui lòng. Lớn lên, đi học, rồi ra trường trở thành thầy giáo, trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, Ngạn vẫn không thể ngừng yêu đôi mắt ấy, người con gái ấy một cách đắm đuối đến nao lòng. Ngạn bộc bạch: “Đó là đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm” .
Câu chuyện mở đầu với tuổi thơ của Ngạn, một cậu bé thuộc trường phái cổ điển và cô gái hơi hướng hiện đại - Hà Lan. Hai người như một đôi thanh mai trúc mã tưởng chừng rồi sẽ có kết quả tốt đẹp, ăm ắp, đủ đầy, chứa chan tình cảm. Bởi lẽ tình yêu đã nảy sinh dần dần trong Ngạn bắt nguồn từ tình bạn đẹp như mơ của Ngạn và Hà Lan. Thế nhưng không, đến khi lớn hơn một chút, cả hai cùng ra thành phố học tập, trong khi tấm lòng của Ngạn vẫn chỉ duy nhất hướng về Hà Lan, hướng về làng Đo Đo thì cô bạn lại không cưỡng lại được trước những cám dỗ của thành thị xa hoa.
Ngạn và Hà Lan bắt đầu có những đối lập trong suy nghĩ. Ở ngưỡng cửa của tuổi mới lớn, thế giới của cô bé lại là sự háo hức, tò mò về thành thị. Đôi chân của Hà Lan chạy theo những điều mới mẻ, đôi chân của Ngạn lại chậm rãi về với những điều xưa cũ. Thế giới trong Hà Lan là thành thị đầy màu sắc thì Ngạn lại là màn trời đầy sao của làng Đo Đo. Hà Lan muốn đến với sự ồn ào của thành thị, Ngạn lại bỏ quên hồn mình ở làng. Hà Lan khám phá ánh sáng của đô thị, Ngạn mơ màng ở đồi Sim. Thành phố đầy ánh điện, đầy hiện đại; làng Đo Đo nhỏ bé và yên bình. Cứ thế dần dần với những trái ngược kia, hai người cứ ngày một xa nhau, cảm giác như hai đường thẳng song song mà ngay từ điểm xuất phát đã trái ngược nhau. Có lẽ Ngạn đủ thông minh để biết con đường của Hà Lan mong muốn nhưng anh không thể khôn nguôi về những kỉ niệm ấy. Bởi lẽ khoảng thời gian gắn bó thời xưa ấy đã quá lâu để rồi hình thành một thói quen khó bỏ, Hà Lan trong Ngạn mãi là cô bé có đôi mắt đẹp thơ ngây, trong vắt như một tờ giấy đến nỗi anh quên mất rằng người anh yêu đến đau lòng đã thay đổi.
Ngạn đau lòng, Ngạn xảy ra mâu thuẫn xung đột trong cảm xúc. Ngạn không muốn Hà Lan yêu Dũng, Ngạn cũng tự thú nhận với bản thân cảm thấy vui khi thấy Dũng rời bỏ Hà Lan để yêu một người con gái khác. Nhưng Ngạn lại muốn Hà Lan hạnh phúc, cả kể là hạnh phúc bên Dũng. Anh chấp nhận nghe những lời giải bày, tâm sự của người con gái anh yêu đang kể về một người đàn ông khác, anh tự nguyện là một điểm tựa để bất cứ khi nào cô tìm tới. Rồi Dũng lại quay lại với Hà Lan, trái tim Ngạn lại như có ai đó dùng dao rạch một nhát sâu, sâu tới mức không thở được. Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan mang thai với Dũng, nhưng bị hắn ruồng bỏ. Cô đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và đặt tên là Trà Long. Tuy hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình, Hà Lan vẫn không đáp lại vì chỉ cô mới hiểu rõ suy nghĩ của bản thân nhất. Bản thân chúng ta cũng rất sợ khi có người đối xử quá tốt vì thực lòng mình không thể nghĩ ra được làm thế nào để trả ơn họ. Nếu Hà Lan lấy Ngạn thì sẽ càng độc ác vì vốn dĩ tình cảm của Hà Lan với Ngạn chỉ là sự cảm động, chỉ là người bạn tâm giao. Làm sao có thể chắc chắn Hà Lan lấy Ngạn về bi kịch sẽ giảm đi? Khi không hề có tình cảm lấy về chỉ làm khổ nhau mà thôi.
Đọc đến đây, tôi cảm giác mình bị lạc vào chốn mê cung xa lạ nào đó của tình cảm, của yêu và thương. Rốt cuộc tôi vẫn không hiểu rõ tình cảm của Trà Long đối với Ngạn mang tên chi? Là yêu ư? Hay chính là thương, là kính trọng, quý mến? Và chính Ngạn đã xem Trà Long là gì ta cũng không rõ nữa. Là đứa cháu bé bỏng, hay là người yêu hay chỉ là người thế thân cho mối tình đầu của Ngạn mà anh mãi chẳng thể quên được? Hay chính là người sẽ tiếp tục vẽ tiếp cuộc đời dở dang của Ngạn?
Ngạn chọn ra đi, có lẽ chính bởi vì sau anh đã hiểu, rốt cuộc rồi Trà Long cũng chỉ là cái bóng của Hà Lan và tình cảm của anh với Trà Long là không thể tiếp tục được. Anh quyết định giữ trọn hình ảnh Mắt Biếc đẹp nhất trong trái tim mình. Một kết thúc thật khắc khoải, đau đáu, chơi vơi và day dứt.
Đọc xong Mắt Biếc, đọng lại trong mỗi chúng ta không chỉ có nỗi buồn, sự nuối tiếc mà còn có cả những kỉ niệm ngọt ngào về những lần được người thương chăm sóc, quan tâm sau những trận đòn “vào sinh ra tử” để bảo vệ người mình yêu, những lần vào rừng Sim hái trâm, rồi cả những lần giành phần được đánh trống tan trường. Có lẽ rằng, chúng ta ít nhiều sẽ thấy mình xuất hiện trong những câu chuyện của Mắt Biếc dù chỉ qua những tình tiết rất nhỏ trong câu chuyện rất dài.
Mắt Biếc để lại quá nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc. Gập trang sách cuối cùng lại, sau cùng ta thấy Ngạn mới là người đau khổ nhất. Phải chăng đôi mắt Hà Lan buồn vì trong đó chưa hẳn là nó phản chiếu cuộc đời của cô, mà bởi nó phản chiếu cuộc đời của Ngạn. Đây thực sự là một cuốn sách rất đáng để các bạn đọc qua để biết thêm sự thật rằng cuộc sống không chỉ có màu hồng và thanh xuân là để hối tiếc.
Trong tháng 5 này, thư viện Trường Tiểu học Nghĩa Tân xin giới thiệu tới các em cuốn sách “ Bảy bước tới mùa hè ”
Bảy bước tới mùa hè là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh, Câu chuyện về một mùa hè ngọt ngào, những trò chơi nghịch ngợm và bâng khuâng tình cảm tuổi mới lớn. Chỉ vậy thôi nhưng chứng tỏ tác giả đúng là nhà kể chuyện hóm hỉnh, khiến độc giả cuốn hút từ trang đầu đến trang cuối cùng.
Nhà văn chia sẻ: "Tôi thích sự vui tươi của câu chuyện và sự hồn nhiên của nhân vật. Có thể nói đây là tác phẩm đầy ắp tiếng cười. Tạm thời xa rời những trang văn chứa nhiều chiêm nghiệm của người lớn, qua tác phẩm này tôi muốn quay trở lại lối viết mà tác giả không cố ý để lại quá nhiều dấu tay trên bản thảo. Tác giả trong tác phẩm này cũng đang ở… tuổi mười lăm!"
“Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ. Ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi bất ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười khi làm ta rưng rưng, hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm. Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng anh háo hức lên tàu.”
![]() Bảy bước tới mùa hè: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- Tái bản lần thứ 1.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ, 2015.- 287tr., 4tr. ảnh; 20cm. ISBN: 9786041062160 Chỉ số phân loại: 895.922334 NNA.BB 2015 Số ĐKCB: TN.00672, |
2. NGUYỄN NHẬT ÁNH Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- In lần thứ 41.- 375tr.: hình vẽ; 20cm. ISBN: 9786041140950 Chỉ số phân loại: 895.922334 NNA.TT Số ĐKCB: TN.00664, |
3. NGUYỄN NHẬT ÁNH Lá nằm trong lá/ Nguyễn Nhật Ánh ; Minh hoạ: Đỗ Hoàng Tường.- In lần thứ 28.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ, 2019.- 249tr.; 20cm. ISBN: 9786041140967 Chỉ số phân loại: 895.922334 NNA.LN 2019 Số ĐKCB: TN.00663, |
Và điều đặc biệt cuối cùng trong cuốn sách mà tác giả muốn chia sẻ với bạn đọc đó chính là tình yêu quê hương. Nó bao trùm lên tất cả mọi thứ, Bao trùm lên tình cảm của Ngạn dành cho Hà Lan. Nguyệt Nhật Ánh đã vẽ nên một Đo Đo rất riêng, rất quê hương trong cuốn sách. Một làng quê an bình, nên thơ nằm lặng im bên đồi sim, bên đồng cỏ, vô cùng nên thơ. Một mảnh đất bình dị, nghèo khó nhưng lại là mảnh đất của tuổi thơ nơi có trời xanh cao vời vợi, trong suốt như pha lê, có hoa dâm bụt đỏ chói, có những quả thị vàng ươm và có cả tình bạn trong sáng, tình yêu nghề tha thiết. Tất cả tạo nên một bức tranh đẹp đẽ về một chốn đồng quê nơi đất nước Việt Nam này. Ngạn lúc nào cũng đau đáu một tình cảm duy nhất cho Hà Lan có lẽ cũng bởi vì cô gái ấy cũng là một phần của quê hương. Đôi mắt của Hà Lan, Ngạn soi mình vào trong đôi mắt trong veo kia là những kỉ niệm từ thời còn nhỏ hai đứa ở bên nhau, những hình ảnh của làng quê mộc mạc.